Sự phát triển của kinh tế, thu nhập, gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa cùng với hiện tượng già hóa dân số kéo theo nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân gia tăng liên tục trong thời gian vừa qua, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Một số tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khiến mọi người cần được thăm khám nhiều hơn.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành Y tế – Chăm sóc sức khỏe rộng lón và tăng trưởng hai chữ số trên toàn cầu.
I. Chuỗi giá trị và phân nhóm ngành
Nhóm 1: Công nghệ sinh học (Biotech):
Đây là nhóm đóng góp 18-20% trong chuỗi giá trị, có tiềm năng biên lợi nhuận cao nhất những cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Đây là lĩnh vực chứa đựng nhiều chất xám nhất, tăng trưởng nhanh nhất với tiềm năng biên lợi nhuận gộp và sinh lợi trên vốn cao nhất trong chuỗi giá trị ngành y tế – chăm sóc sức khỏe.
Mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học đều phải trải qua 4 bước mới có thể đưa sản phẩm tới người sử dụng để tạo ra doanh thu và lợi nhuận là:
- Tìm thuốc và liệu pháp điều trị
- Thử nghiệm tiền lâm sàng (trên ống nghiệm)
- Thử nghiệm lâm sàng trên người với các giai đoạn khác nhau
- Được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Với doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu đuối có thể cạn kiệt nguồn lực khi trải qua quá trình này trước khi thành công. Những công ty biotech có tài chính vững mạnh, càng có nhiều loại thuốc triển vọng thì càng ít rủi ro và ngược lại.
Nhóm 2: Các nhà sản xuất nguyên liệu hoạt chất API
Đây là nhóm chiếm 3-5% trong chuỗi giá trị, là đầu vào cho ngành sản xuất dược phẩm.
API (active pharmaceutical ingredients) là các hoạt chất chữa trị đặc tính, là thành phần quan trọng nhất của bất kỳ loại thuốc nào mà chúng ta tiêu thụ. Liều thuốc mạnh hay yếu phụ thuộc vào hàm lượng và công thức kết hợp giữa các API với nhau trong một loại thuốc.
Hiện nay, phần lớn API được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có lợi thế công nghiệp và nhân công giá rẻ. Theo số liệu của KPMG 2020, Trung Quốc chiếm tới 20-25% thị phần sản xuất API toàn cầu.
Nhóm 3: Các nhà sản xuất dược phẩm hoặc thiết bị y tế – chiếm 20-25% trong chuỗi giá trị
Có thể phân chia dược phẩm thành hai loại là dược phẩm có bằng sáng chế (brand name drugs) và dược phẩm generic (generic drugs).
Dược phẩm có bằng sáng chế được các tập đoàn lớn nghiên cứu và phát triển và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để sản xuất. Các công ty này được cấp bằng sáng chế độc quyền trong một khoảng thời gian (khoảng 20 năm) để bán với giá tốt và thu hồi vốn đầu tư cho khâu R&D.
Sau khi bằng sáng chế này hết hạn, các công ty nhỏ hơn có thể sao chép một cách công khai các hoạt chất API và công thức kết hợp để tạo ra dược phẩm generic có hiệu quả gần tương tự với thuốc gốc nhưng giá bán rẻ hơn nhiều.
Nhóm 4: Các nhà phân phối dược phẩm – chiếm dưới 5% chuỗi giá trị
Nhóm 5: Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe – bệnh viện, bán lẻ dược phẩm – chiếm tỷ trọng 40-50% trong chuỗi giá trị.
Mô hình kinh doanh của bệnh viện phụ thuộc lớn vào đội ngũ y bác sỹ nên rất khó để nhân rộng một cách dễ dàng.
II. Các doanh nghiệp tại Việt Nam trong ngành chăm sóc sức khỏe
Với dân số lớn, ngành y tế, chăm sóc sức khỏe chắc chắn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm tới tại Việt Nam.
Nhưng ở Việt Nam có tương đối ít DNNY trong lĩnh vực này, với mô hình kinh doanh ít hàm lượng công nghệ và R&D. Có thể phân ra 3 nhóm mô hình kinh doanh:
Nhóm sản xuát dược generic, đông dược: Một số doanh nghiệp như DHG, PME, IMP, TRA, DCL, OPC, DHT, DP1, DBD, …. với các đặc điểm như:
- Có cơ cấu sản phẩm khá tương đồng về tỷ trọng doanh thu: 30-35% doanh thu thuộc về nhóm kháng sinh, 15-20% là giảm đau, hạ sốt, còn lại là các loại khác
- Cơ cấu kênh bán hàng phụ thuộc phần lớn vào kênh OTC (nhà thuốc, đơn vị phân phối) 70-80%
- Phụ thuộc 90% vào nguyên liệu API nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ
Nhóm các nhà phân phối, bán lẻ dược phẩm và thiết bị y tế:
Đây là lĩnh vực mà nhiều doanh nghiệp tham gia nhất nhưng chỉ có 10-15 doanh nghiệp niêm yết (như DVN, FRT, VMD, DP3, AMV, JVC, DNM, …) Ước tính có trên 60,000 quầy thuốc bán lẻ, nhà thuốc, cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc và khoảng 1,500 nhà phân phối tính đến cuối 2020.
Tuy vậy theo thống kê, 3 nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam là Zuellig Pharma, Mega Products, Diethelm Vietnam đã chiếm trên 50% thị phần. Phần còn lại được chia cho các nhà phân phối trong nước như DVN, VMD, …
Nhóm các nhà phân phối tiếp cận trực tiếp với khách hàng (B2C) là mô hình kinh doanh các chuỗi nhà thuốc. Một số chuỗi nhà thuốc lớn như Pharmacity (trên 600 cửa hàng), Long Châu -FRT (trên 200 cửa hàng), Eco, Phano, Mỹ Châu, An Khang – MWG.
Nhóm cung ứng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh
Đây là nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi giá trị của ngành y tế – chăm sóc sực khỏe và cũng là nhóm có tiềm năng tăng trưởng lợi nuận cao nhất cho các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên mới chỉ có 2 bệnh viện niêm yết là bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HoSE: TNH) và bệnh viện Tim Tâm Đức (Upcom: TTD) do phần lớn là các bệnh viện công (trên 80%).
Trong những năm gần đây, nhận thấy sự hấp dẫn của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong dài hạn, nhiều doanh nghiệp đã nhảy vào lĩnh vực bệnh viện tư nhân như: bệnh viện FV, VinMec, Hoàn Mỹ, Thu Cúc, CIH, Đa khoa Quốc tế Phương Đông, …
Cũng đã có nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực này như GIC rót vốn 200 triệu $ vào VinMec cho 25% cổ phần; Vinacapital dùng 27 triệu $ đổi 30% cổ phần của Thu Cúc, …
Nhưng dịch vụ y tế là lĩnh vực rất đặc thù, phụ thuộc rất nhiều vào con người, khó để nha rộng mô hình. Lượng bác sĩ giỏi chuyên môn, y đức tốt không nhiều.
III. Xu hướng và triển vọng của ngành y tế – chăm sóc sức khỏe
1. Chi tiêu của người bệnh qua kênh bệnh viện – cơ sở khám chữa bệnh sẽ tiếp tục tăng trưởng
Điều này có thể do một số nguyên nhân như:
- Ý thức của người dân ngày càng cao, sẽ thường xuyên đi khám ở bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh, giảm việc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
- Các bệnh viện đã được đầu tư, nâng cấp nên cung cấp dịch vụ tốt hơn rất nhiều
- Độ bao phủ bảo hiểm y tế đã lên tới 90% dân số
2. Xu hướng hợp nhất ngành sản xuất dược phẩm
Với đặc tính biên lợi nhuận thấp, phụ thuộc vào nguyên lieuj đầu vào API và cạnh tranh gay gắt với nhau nên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm generic có xu hướng hợp nhất từ nhiều doanh nghiệp ngoại.
3. Ứng dụng công nghệ sẽ tăng nhanh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
IV. Kết luận
Lĩnh vực y tế – chăm sóc sức khỏe có tiềm năng tăng trưởng lón trong những năm tới đây. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng và nghiên cứu sâu sát để tránh những cạm bẫy và gian lận.