Tâm Lý Học Về Tiền – Những bí mật về tham vọng, sự thịnh vượng và hạnh phúc
Tiền bạc có ở khắp mọi nơi, nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và khiến phần lớn chúng ta bối rối bởi vì chúng ta được dạy dỗ một cách choáng ngợp như một lĩnh vực có nền tảng toán học, nơi bạn đưa dữ liệu vào một công thức và công thức đó sẽ cho bạn biết bạn cần làm gì, và cho rằng bạn sẽ tiến hành đúng như vậy.
Chúng ta thường làm những điều điên rồ với tiền bạc của mình, bởi vì chúng ta đều còn khá mới mẻ với trò chơi này và điều có vẻ điên rồ với bạn lại có khi hợp lý với tôi. Nhưng không ai là điên rồ cả – chúng ta đều đưa ra các quyết định dựa trên những trải nghiệm độc đáo riêng có vẻ hợp lý với mình ở bất cứ thời điểm nào.
Mọi người nghĩ về nó theo những cách hơi khác nhau một chút. Nó mang lại những bài học có thể được áp dụng tới rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như rủi ro, sự tự tin, và hạnh phúc.
Nhiều tiền không liên quan nhiều đến việc bạn thông minh như thế nào mà lại liên quan lớn đến cách bạn hành xử. Và cách hành xử thì rất khó để uốn nắn, ngay cả đối với những người thực sự thông minh. Một thiên tài không kiểm soát được cảm xúc của anh ta có thể dẫn tới một thảm họa tài chính.
Sự thành công trong tài chính không phải là một lĩnh vực khoa học khó nhằn. Nó là một kỹ năng mềm, nơi mà cách bạn hành xử quan trọng hơn điều mà bạn biết.
Mục đích của cuốn sách này là sử dụng những câu chuyện ngắn để thuyết phục bạn rằng những kỹ năng mềm còn quan trọng hơn khía cạnh lý thuyết của đồng tiền. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những ý chính trong cuốn sách này của Morgan Housel.
Nội dung chính của Tâm Lý Học Về Tiền
1. Không ai điên cả
Mọi người đều làm điều gì đó điên rồ với tiền của họ. Nhưng không ai là điên rồ hết.
Trong cuộc đời mỗi người, tiền bạc vận hành ít liên quan đến những gì thực sự xảy ra trên thế giới mà liên quan nhiều đến những gì người ta nghĩ về vào nó. Quyết định về tiền bạc của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, hoàn cảnh, kinh nghiệm của người đó ngay tại thời điểm ra quyết định.
Vì nền kinh tế thế giới được cấu thành từ các cá thể nhỏ bé nên nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trải nghiệm cá nhân. Và Trải nghiệm cá nhân phụ thuộc trực tiếp vào bối cảnh người đó đang sống. Một người sống trong điều kiện đầy đủ vật chất sẽ chi tiêu rất khác so với người phải đi làm hàng ngày để nuôi sống mình và gia đình, thậm chí để trả nợ.
Trên lý thuyết, mọi người nên đưa ra những quyết định đầu tư dựa trên mục tiêu của họ. Nhưng đó thường không phải là điều mà mọi người đã làm.
Mỗi quyết định tài chính mà một người đưa ra, đều hợp lý với họ trong thời điểm đó và hoàn thành những mục tiêu mà họ cần làm.
2. May mắn và Rủi ro
May mắn và rủi ro luôn tồn tại song hành với nhau trong cuộc sống của mỗi người. Vấn đề khó nhất của chúng ta là xác định đâu là may mắn, đâu là rủi ro khi bắt đầu công việc kinh danh hay đầu tư. Tác giả đưa ra 3 bài học:
- Không phải tất cả thành công là do làm việc chăm chỉ và ngược lại. Ta có thể thấy điều này trong quy tắc Pareto 80/20. 20% thậm chí ít hơn công việc của mỗi người sẽ mang lại 80% lợi ích cho anh ta.
- Đừng nhìn vào các trường hợp cá biệt khi đánh giá 1 vấn đề. Kết quả càng đặc biệt thì càng ít được áp dụng. Các giá trị gần giá trị trung bình của phân bố đều (bell curve) sẽ có nhiều ý nghĩa với chúng ta hơn.
- Không có gì là tốt hoặc xấu: Nếu ta nhìn nhận những sai lầm của bản thân bằng 1 góc nhìn khác thì có thể tha thứ cho bản thân, cho phép mình học hỏi từ những sai lầm đó và tìm kiếm cơ hội trong tương lai. Điều này khuyến khích mọi người có góc nhìn đa chiều đối với 1 vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
3. Không bao giờ là đủ
Mỗi người chúng ta trong mỗi hoàn cảnh sẽ có một nhu cầu khác nhau. Một người có thể có mọi thứ nhưng cũng có thể mất tất cả vì anh ta mạo hiểm dùng những thứ đó để có được nhiều hơn nữa. Bài học tác giả đưa ra:
- Khả năng đặt mục tiêu thực tế: Nếu như mục tiêu về tiền bạc, quyền lực tăng nhanh hơn sự hài lòng sẽ là tín hiệu bạn có thể chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Đây cũng không phải là hạnh phúc đích thực.
- So sánh xã hội là vấn đề: Không nên so sánh bản thân với bất kỳ người nào. Mỗi người chúng ta đều có những điểm khác biệt với người khác. So sánh sẽ làm mất niềm vui của bạn trong cuộc sống.
- Có nhiều thứ không đáng để mạo hiểm: gia đình, người thân, hạnh phúc, …
Hạnh phúc thực sự là biết đủ chứ không phải thay đổi liên tục kỳ vọng.
4. Lãi kép
Một khoản đầu tư tốt không phải là khoản đầu tư có tỉ suất lợi nhuận lớn nhất. Nó là khoản đầu tư chỉ cần cho mức lợi nhuận hàng năm vừa phải nhưng công ty đó phải có khả năng liên tục tái đầu tư lợi nhuận đó trong một khoảng thời gian càng dài càng tốt.
Hai điều quan trọng nhất trong đầu tư là lãi kép và thời gian. Hãy đầu tư sớm nhất có thể. Warren Buffett tích lũy được 90% tài sản của mình sau 50 tuổi.
5. Làm giàu và duy trì sự giàu có:
Làm giàu khác với việc duy trì sự giàu có. Nói đến làm giàu là nói đến việc chấp nhận rủi ro để lạc quan lao mình ra thị trường. Duy trì sự giàu có là nói đến thái độ khiêm nhường và biết sợ việc chúng ta có thể mất hết những gì mình đã kiếm được nếu chấp nhận rủi ro quá lớn.
Khả năng tồn tại trong một trong một thời gian dài, sống sót qua những thăng trầm khó lường của thị trường mới là điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất.
6. Bạn có thể mắc sai lầm 50% thời gian nhưng vẫn có thê kiếm bộn tiền
Trong thế giới tài chính, hầu hết các khoản đầu tư sẽ thất bại, 1 số thứ hoạt động tốt và chỉ 1 vài cho hiệu suất kinh ngạc.
Một lần nữa nguyên tắc Pareto – 80/20 lại đúng ở đây. George Soros đã nói: “Quan trọng không phải là bạn đúng hay sai, mà quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai”.
7. Sự tự do:
Đẳng cấp cao nhất của sự giàu có là sự tự do. Thức dậy vào buổi sáng và bạn có thể làm bất cứ việc gì bạn muốn, ở bất cứ đâu và với bất cứ ai, miễn là bạn muốn!
Hãy lắng nghe những người đã sống sót qua mọi thứ: Khả năng kiểm soát thời gian là khoản cổ tức cao nhất mà tièn bạc mang lại
8. Sự giàu có là không thể nhìn thấy
Chúng ta thường có xu hướng đánh giá sự giàu có qua thứ mà ta nhìn thấy, bởi đó là thông tin chúng ta có được ngay trước mắt. Nhưng thật sự là sự giàu có là điều bạn không nhìn thấy được.
Cách duy nhất để tích lũy của cải và trở nên giàu có là không tiêu xài phung phí. Giàu có là tiềm ẩn, là thu nhập được tiết kiệm, không phải chi ra. Nếu một người cho người khác thấy chi tiêu của mình để thể hiện độ giàu có là cách nhanh nhất để anh ta có ít tiền hơn.
9. Tiết kiệm tiền
Của cải là sự tích tụ những thứ còn sót lại sau khi bạn tiêu thụ đầu vào. Bạn có thể xây dựng của cải mà không cần có nguồn thu nhập cao nếu có một tỷ lệ tiết kiệm cao. Một tỷ lệ tiết kiệm cao đồng nghĩa với việc hạ thấp các khoản chi tiêu xuống.
Khi bạn định nghĩa tiết kiệm là khoảng trống giữa cái tôi và nguồn thu nhập thì bạn sẽ nhận ra rằng tại sao quá nhiều người với mức thu nhập đáng kể lại tiết kiệm được ít đến thế.
10. Hợp lý tốt hơn có lý
Những nhà đầu tư với lối suy nghĩ hợp lý và yêu mến những chiến lược không hoàn hảo về mặt lý thuyết lại có lợi thế, bởi vì họ có nhiều khả năng gắn bó với những chiến lược đó hơn. Sẽ có vài khoảng thời gian khác để bạn suy nghĩ phù hợp thay vì logic với các quyết định về tiền bạc.
11. Chừa chỗ cho sai lầm:
Thất bại là khi bạn không biết làm gì để đối mặt với thất bại. Phần quan trọng nhất của mọi kế hoạch là lên kế hoạch phòng khi kế hoạch khong diễn ra theo đúng dự tính.
Nếu một người quá phụ thuộc vào một nguồn thu nhập thì sẽ cực kỳ rủi ro khi gặp những tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
Trong đầu tư, để chừa chỗ cho thất bại, việc nên làm là không nên bỏ hết trứng vào một giỏ, nên đa dạng hóa danh mục đầu tư.
12. Thay đổi
Môi người trong mỗi thời điểm sẽ có nhu cầu, mục tiêu khác nhau. Có những quyết định trong quá khứ có vẻ đúng nhưng sẽ không phù hợp ở hiện tại hoặc tương lai. Cần nghĩ tới điều này khi lập các kế hoạch dài hạn. Việc lập kế hoạch dài hạn khó khăn trên thực tế bởi vì những mục tiêu và khao khát của mọi người có xu hướng thay đổi theo thời gian.
13. Không có gì là miễn phí
Tất cả mọi thứ đều có giá nhưng không phải thứ gi cũng hiện giá trên nhãn mác của nó. Điều quan trọng nhất là tìm ra mức giá đó và sẵn sàng chi trả.
Cái giá của việc đầu tư thành công không đến ngay lập tức. Nó không phải là một cái nhãn để bạn nhìn thấy. Sự biến động và không chắc chắn là cái giá phải trả trong thị trường tài chính. Cần chấp nhận nó và thuyết phục bản thân tìm kiếm cái giá đó và sẵn sàng trả nó.
Trong thế giới đầu tư, cái giá bạn phải trả không phải chỉ là tiền. Đó là sự nghi ngờ, sợ hãi, không chắc chắn trước các biến động của thị trường. Đó là cái giá bạn phải trả cho lợi nhuận trong tương lai. Và bí quyết là nên chấp nhận biến động và sự không chắc chắn đó như một phần của thỏa thuận với sự giàu có trong tương lai. Mình thật sự chấp nhận nó và đó là một cái giá xứng đáng
14. Bạn và tôi
Nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn có các kế hoạch, mục tiêu khác nhau. Hãy cẩn thận khi đầu tư theo lời khuyên tài chính của người chơi trò khác với bạn. Cần xác định được trò chơi bạn đang chơi là gì, luật chơi thế nào.
Để trả lời cho câu hỏi “bạn có thể trả bao nhiêu cho mỗi cổ phiếu này ngày nay?”. Thì bạn cần trả lời các câu hỏi phụ như: Bạn có đang tìm kiếm cơ hội để đổi hết cổ phiếu ra tiền mặt trong vòng 10 năm nữa không? Hay bạn đang tìm kiếm cơ hội bán ra trong vòng một năm? Bạn có phải là một người giao dịch cổ phiếu hàng ngày không? …
Khi các nhà đàu tư có những mục tiêu và chân trời thời gian khác nhau thì mức giá có vẻ nực cười với người này lại hợp lý với người khác.
15. Chủ nghĩa bi quan
Bi quan là điều tự nhiên vì con người và các sinh vật coi các mối đe dọa là điều khẩn cấp. Chủ nghĩa bi quan nghe giống như một ai đó thực sự đang cố gắng giúp đỡ bạn vậy.
Tuy lạc quan là sự lựa chọn tốt nhất cho hầu hết mọi người vì thế giới luôn có xu hướng tốt lên trong phần lớn thời gian. Nhưng chủ nghĩa bi quan lại chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong mỗi chúng ta. Bi quan không chỉ phổ biến hơn lạc quan mà nó còn có vẻ thông minh hơn và hấp dẫn hơn về mặt trí tuệ.
Sức cám dỗ của sự bi quan. Mọi người luôn bị những luồng thông tin bi quan thu hút và bỏ qua những thông tin lạc quan. Quá trình tiến lên củ xã hội sẽ diễn ra dần dần, chậm rãi đến mức mọi người không nhạn ra nhưng sự thụt lùi lại xảy ra rất nhanh. Những người theo chủ nghĩa bi quan sẽ tự suy diễn theo hướng tồi tệ hơn.
Nhưng nên nhớ rằng xu hướng của lịch sử loài người là luôn đi lên trong mọi hoàn cảnh. Khát khao tồn tại và mong muốn tạo ra lợi nhuận ngày một nhiều hơn chính là động lực khiến con người luôn tìm được giải pháp trong nghịch cảnh. Nhu cầu của con người luôn là nguồn gốc cho mọi sự đổi mới và tiến lên. Sớm hay muộn, các giải pháp sẽ luôn xuất hiện và đó là động lực giúp thế giới sẽ luôn đi lên. Và người bi quan sẽ không nhìn ra được động lực đó.
Lời kết
Bài viết đã tóm tắt những nội dung chính của cuốn sách: “Tâm Lý Học Về Tiền – Morgan Housel”. Đây là một cuốn sách xuất sắc về tài chính cá nhân, rất hữu ích cho những ai đang băn khoăn về vấn đề quản lý tiền bạc và bước đầu tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư. Bạn hãy tìm đọc để có những trải nghiệm riêng về cuốn sách này nhé.