Khối lượng giao dịch (Volume) là gì?

Khối lượng giao dịch là một khái niệm quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Hiểu khối lượng giao dịch và tác động của nó đối với thị trường tài chính là điều cần thiết để đưa ra các quyết định đầu tốt hơn.

Khối lượng giao dịch là gì?

Khối lượng giao dịch (Trading Volume) là tổng số lượng cổ phiếu được khớp lệnh trong một khoảng thời gian nhất định trên sàn giao dịch chứng khoán, hàng hóa, ngoại tệ hoặc các hoạt động chứng khoán khác.

Ý nghĩa của Volume trong chứng khoán

Khi nhìn vào số liệu mà Volume cung cấp, nhà đầu tư có thể hiểu được nhiều vấn đề khác nhau. Từ số lượng đó có thể hình dung được thị trường và giá của một cổ phiếu là như thế nào. Một số ý nghĩa cụ thể mà Volume mang đến cho các nhà đầu tư trong chứng khoán như sau:

  • Thể hiện nhu cầu giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư

Qua khối lượng, bạn có thể thống kế được nhu cầu của nhà đầu tư hiện nay như thế nào trong khoảng thời gian hay sau 1 phiên giao dịch bất kỳ. Ví dụ, một hàng hóa hay một cổ phiếu có khối lượng giao dịch mua nhiều chứng tỏ thị trường đang rất quan tâm và kỳ vọng vào sự tăng giá của cổ phiếu đó.

  • Hỗ trợ xác định được xu hướng giá cổ phiếu

Volume có thể giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá, theo quy luật cung cầu nếu cung thấp hơn cầu thì giá sẽ tăng và ngược lại. Với chứng khoán cũng thế, nếu cổ phiếu có khối lượng giao dịch mua tăng thì giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên.

Cách đọc Volume trong chứng khoán

1. Kết hợp Volume với giá cổ phiếu, vì nó là 2 yếu tố có sự liên quan chặt chẽ với nhau

  • Giá tăng, khối lượng giao dịch tăng: thị trường sôi nổi, người mua bán nhiều, kỳ vọng giá sẽ tăng thêm.
Giá tăng, khối lượng tăng thì giá sẽ tiếp tục tăng
  • Giá giảm, khối lượng giao dịch giảm: thị trường ảm đạm, số người muốn mua – bán ít dần, giá sẽ di chuyển chậm dần, chờ dòng tiền mới vào thị trường.
  • Giá tăng, khối lượng giao dịch giảm:
    • Nếu trong xu hướng tăng: đây được xem như 1 tín hiệu giảm giá, cho thấy có thể sẽ xuất hiện đảo chiều.
    • Nếu trong xu hướng giảm: thể hiện xu hướng giảm sẽ tiếp tục khi NĐT chưa chú ý tới hàng hóa.
  • Giá giảm, khối lượng tăng:
    • Trong xu hướng giảm: thể hiện 1 sự đảo chiều sắp xảy ra: nhiều NĐT vào để bắt đáy hoặc tay to (BBs) gom hàng.
    • Trong xu hướng tăng: dưới tác động của tin tức, phân tích kỹ thuật,… xuất hiện vùng giá nên bán chốt lãi.
Giá giảm, khối lượng tăng thì giá sẽ tiếp tục giảm
  • Giá đi ngang, khối lượng tăng vọt: Thị trường trong giai đoạn tích lũy, các NĐT chú ý hơn tới hàng hóa và bắt đầu gom. Đây là tín hiệu tốt để mua vào.

2. Dựa vào mối tương quan giữa giá và khối lượng theo lý thuyết về phân kỳ và hội tụ:

  • Giá và khối lượng phân kỳ: Thị trường sẽ nhanh chóng đảo chiều.
  • Giá và khối lượng hội tụ: giá cùng chiều với khối lượng, thể hiện xu hướng sẽ tiếp tục bền vững.

Volume đạt đỉnh hoặc đáy thì có thể giá cũng đạt đỉnh hoặc đáy: vì NĐT đã bơm hoặc xả quá mạnh, không còn muốn tiếp tục nữa.

3. Xác định hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ: 

Áp dụng thêm biểu đồ nến (thường là nến Marubozu): Nếu tại một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ có một cây nến Marubozu và đáy của cây nến này đã vượt qua đường kháng cự hoặc hỗ trợ đồng thời volume tăng mạnh thì có thể hiểu là kháng cự hoặc hỗ trợ này đã bị phá vỡ.

Kết luận

Bài viết đã giới thiệu về khối lượng giao dịch cũng như cách sử dụng nó trong phân tích kỹ thuật. Hy vọng nó sẽ hỗ trợ tốt cho bạn đọc trong quá trình giao dịch.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *