Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands (hay còn gọi là dải băng Bollinger, viết tắt là BB) là một chỉ báo khá hiệu quả, ra đời với mục đích giúp trader bám sát hành động giá và tìm kiếm những giao dịch tiềm năng.
Chỉ báo BB gồm 3 dải băng, trong đó dải băng giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20), còn dải băng trên và dải băng dưới là 2 đường trung bình động có độ lệch chuẩn so với SMA20. Khi thị trường biến động mạnh, 2 dải băng này sẽ mở rộng ra. Ngược lại, khi thị trường ổn định, ít biến động 2 dải băng này sẽ thu hẹp lại, tạo nên các nút thắt Bollinger Band – Cơ hội cho trader tìm kiếm các giao dịch thuận xu hướng và đảo chiều tiềm năng.
Cha đẻ của chỉ báo Bollinger Bands là John Bollinger. Ông sinh năm 1950 tại Vermont, là một trong những nhà giao dịch, kỹ thuật viên nổi tiếng trên thị trường. Ông công bố chỉ báo Bollinger Bands vào năm 1978 cùng với cuốn sách Bollinger on Bollinger Bands.
Ông là một nhà giao dịch thành đạt, thường xuất hiện trên các bản tin tài chính trên truyền hình và là Giám đốc điều hành của Bollinger Capital Management. Mặc dù, chỉ báo này được tác giả đăng ký bản quyền, nhưng nó vẫn được sử dụng như một chỉ báo công cộng, hoàn toàn miễn phí trên hầu hết các nền tảng giao dịch.
Đây là một chỉ báo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất lớn nên đã trở thành chỉ báo thông dụng với hầu hết nhà đầu tư.
Công thức tính Bollinger Band
Bollinger Band có 3 dải băng chính bao gồm: Dải băng trên, dải băng dưới, dải băng giữa. Chu kỳ mặc định của Bollinger Band là 20 phiên giao dịch (20 ngày).
- Dải giữa = Đường trung bình động đơn giản trong 20 ngày (SMA20)
- Dải trên = SMA20 + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
- Dải thấp hơn = SMA20 – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)
Thực tế trader hoàn toàn có thể linh hoạt tùy chỉnh chu kỳ thời gian, cũng như độ lệch chuẩn, để phù hợp với khung thời gian phân tích và chiến lược giao dịch của bản thân.
Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Bands
Bollinger Bands không chỉ phác họa sinh động về diễn biến giá trên thị trường, mà còn cung cấp cho trader nhiều thông tin quan trọng để dự đoán hành động giá tiếp theo. Cụ thể như sau:
Xác định xu hướng thị trường
Dựa vào hình dáng và khoảng cách của các dải băng Bollinger, trader có thể xác định biến động thị trường mạnh hay yếu như sau:
- Dải băng Bollinger thu hẹp => Thị trường yên tĩnh, đi ngang hoặc ít biến động.
- Dải băng Bollinger mở rộng => Thị trường biến động mạnh, lúc này giá sẽ di chuyển mạnh mẽ theo xu hướng chính.
Đo lường sức mạnh xu hướng
Dựa vào biến động của các dải Bollinger Band trong từng thời điểm, kết hợp với hành động giá, trader có thể xác định những vùng quá bán, quá mua và vùng giá đảo chiều tiềm năng. Giá di chuyển càng gần dải trên, thị trường đang tiến gần vào vùng quá mua, cung cấp tín hiệu thực hiện lệnh bán và ngược lại.
Khi xác định được vùng quá mua, quá bán trên thị trường, trader có thể tìm kiếm các tín hiệu giao dịch nâng cao.
Hạn chế của Bollinger Bands
Cũng giống như bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác, Bollinger Band cũng có những nhược điểm nhất định. Khi nắm được những hạn chế này sẽ giúp trader linh hoạt hơn khi sử dụng.
- Bản chất của Bollinger Bands là dao động quanh đường trung bình động SMA20, sử dụng các dữ liệu trong quá khứ, nên tín hiệu cung cấp sẽ có độ trễ nhất định so với hành động giá. Hơn nữa, các dải băng trên và dải băng dưới còn có độ lệch chuẩn, nên nhiều khi tín hiệu sẽ thiếu chính xác.
- Bollinger Bands chỉ hiệu quả khi thị trường có xu hướng rõ ràng hoặc biến động ít. Với những cặp tiền biến động mạnh, chỉ báo này có phần kém hiệu quả hơn. Do vậy, nếu vẫn muốn sử dụng chỉ báo BB, trader nên kết hợp với các công cụ phân tích khác.
- Bollinger Band có thể giúp trader đo lường xu hướng và bám sát hành động giá, nhưng không thể xác định điểm vào lệnh chính xác.
- Tỷ lệ R:R không thực sự tối ưu: So với các chiến lược giao dịch khác thì có lẽ tỷ lệ Risk: Return khi sử dụng Bollinger Band thường không đạt hiệu quả tối ưu. Nếu chỉ sử dụng các nút thắt để giao dịch đảo chiều thì quá rủi ro, nhưng nếu chỉ sử dụng BB giao dịch thuận theo xu hướng thì thường xuyên chốt non, do chạm vào dải băng trên hoặc dưới.
Cách sử dụng Bollinger Bands hiệu quả
Bollinger Bands là công cụ khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng và tìm điểm vào lệnh. Vậy làm sao để sử dụng Bollinger Bands hiệu quả? Mời nhà đầu tư cùng theo dõi một số chiến lược giao dịch với BB.
1. Giao dịch khi giá chạm dải Bollinger
Còn gọi là chiến lược mua thấp bán cao. Chiến lược này khá đơn giản, khi hành động giá chạm các dải băng Bollinger trader sẽ vào lệnh. Lúc này, dải băng trên và dải băng dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như đường kháng cự và hỗ trợ, Khi đó, trader sẽ thực hiện giao dịch như sau:
- Vào lệnh Buy, khi giá chạm vào dải băng dưới và đi lên.
- Vào lệnh Sell, khi giá chạm vào dải băng trên đi xuống.
Thực hiện giao dịch:
- Điểm vào lệnh: Vào lệnh theo nến tín hiệu tại các vùng chạm với các dải băng
- Điểm cắt lỗ: Bên trên dải băng trên (lệnh Sell), bên dưới dải băng dưới (lệnh Buy).
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader.
Đây là cặp tiền AUD/USD trên đoạn giá giảm trùng với xu hướng chính là downtrend, nếu chỉ sử dụng phương pháp khi giá chạm dải băng trên vào lệnh và thoát lệnh khi giá chạm dải băng dưới, thì ít nhất chúng ta cũng có đến 3 lệnh giao dịch thành công như trên.
2. Giao dịch theo “nút thắt cổ chai”
Đây là cách giao dịch nổi tiếng khi sử dụng Bollinger Bands, được trader áp dụng cả trong giao dịch thuận theo xu hướng và giao dịch đảo chiều. Điểm mấu chốt của chiến lược giao dịch này là khi hai dải băng trên và dải băng dưới tiến sát vào nhau, giá có dấu hiệu tích lũy, tín hiệu cho thấy xu hướng tăng hoặc giảm chuẩn bị diễn ra.
- Tìm kiếm lệnh mua: Khi giá break out phá vỡ vùng nút thắt cổ chai đi lên.
- Tìm kiếm lệnh bán: Khi giá break out phá vỡ vùng nút thắt cổ chai đi xuống.
Thực hiện lệnh:
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi vùng cổ chai.
- Điểm cắt lỗ: Bên dưới vùng nút thắt cổ chai trùng với vùng đáy hỗ trợ quan trọng và gần nhất (lệnh Buy) và ngược lại, bên trên vùng đỉnh kháng cự với lệnh Sell.
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R kỳ vòng của trader đồng thời giá chạm dải băng trên (lệnh Buy) và giá chạm dải băng dưới (lệnh Sell).
3. Kết hợp Bollinger Bands với các chỉ báo khác
Đối với chỉ báo Bollinger Bands, ngoài việc sử dụng một cách độc lập, trader có thể kết hợp với các chỉ báo khác khi phân tích để tăng thêm độ chính xác. Như kết hợp Bollinger Bands với chỉ báo RSI, MACD hoặc mô hình giá, nến đảo chiều… Cụ thể như sau:
Bollinger Bands và RSI
Ý tưởng kết hợp giữa Bollinger Band và RSI chính là dựa vào tín hiệu phân kỳ của RSI để tìm kiếm các giao dịch đảo chiều.
- Tìm kiếm lệnh Buy
Trong một xu hướng giảm, nếu giá chạm vào dải băng dưới của BB, đồng thời xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa RSI và giá. Đây là tín hiệu cho thấy, xu hướng giảm đang suy yếu và giá chuẩn bị đảo chiều sang tăng. Trader sẽ vào lệnh Buy khi giá phá vỡ đường trendline đi lên.
- Tìm kiếm lệnh Sell
Trong một xu hướng tăng, nếu giá chạm vào dải băng trên của BB, đồng thời xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm giữa RSI và giá. Khi đó trader sẽ vào lệnh Sell đón đầu xu hướng giảm, điểm vào lệnh khi giá phá vỡ đường trendline đi xuống.
.
Bollinger Bands và MACD
Ngoài cách kết hợp với RSI, Bollinger Band cũng rất hiệu quả khi kết với chỉ báo động lượng MACD
- Lệnh Buy: Khi giá chạm dải băng dưới, sau đó tiến đến chạm vào dải băng giữa, đồng thời 2 đường trung bình của chỉ báo MACD giao cắt nhau theo chiều từ dưới lên. Bên cạnh đó, nếu có thêm tín hiệu Histogram chuyển từ đỏ sang xanh thì sẽ hiệu quả hơn.
- Lệnh Sell: Khi giá tăng chạm dải băng trên. Đồng thời hai đường trung bình động của MACD giao cắt nhau theo chiều từ trên xuống.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về Bollinger Bands là gì và những chiến lược giao dịch hiệu quả với chỉ báo này. Bollinger Bands là một trong những công cụ phổ biến, được trader sử dụng thường xuyên trong quá trình phân tích bởi tính trực quan và chính xác tương đối cao. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng trader nên kết hợp với các công cụ khác.
Chúc các bạn thành công!